Tìm kiếm: bình ổn giá
DNVN - Bộ Tài chính nhận định, diễn biến giá cả thị trường 2 tháng đầu năm và các dự báo cho năm 2022 cho thấy vẫn có nhiều rủi ro cho thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm 2022. Do vậy, cần thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.
DNVN - Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, kiểm tra và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý.
DNVN - Bộ Tài chính vừa dự báo nhiều yếu tố sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá trong tháng 3 và các tháng còn lại năm 2022 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
DNVN - Với việc mỗi lít xăng tăng hơn 550 đồng/lít từ 15h ngày 1/3, giá xăng đã tiến sát mốc 27.000 đồng/lít, đánh dấu lần thứ 6 tăng liên tiếp.
Trước sự leo thang của giá dầu thế giới và sự thiếu ổn định tạm thời của nguồn cung xăng dầu trong nước, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng thiết yếu này.
Giá xăng dầu trong nước tăng cao gây sức ép lớn đến giá cả hàng hóa, đặc biệt những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp như vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Theo Bộ Tài chính, trong quý IV/2021, đã sử dụng 666 tỷ đồng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG).
Ngày 25/2, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo về kết quả công tác điều hành giá 2 tháng, đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, qua đó xác định các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong công tác điều hành giá của năm 2022.
DNVN - Ông Nguyễn Minh Lợi - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) đã trao đổi với báo chí về tình trạng khan hiếm, biến động giá kit test xét nghiệm COVID-19 cũng như tình trạng kinh doanh hỗn loạn mặt hàng kinh doanh có điều kiện này.
Theo các chuyên gia kinh tế, giá xăng tăng cao trong thời gian gần đây cũng có thể cân nhắc đến điều chỉnh thuế xăng dầu để giảm giá nhưng cần nghiên cứu hết sức cẩn trọng bởi giảm thuế sẽ giảm khả năng chi tiêu cho phát triển, an sinh xã hội, ảnh hưởng tới cân đối ngân sách.
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% đã nhận được sự phản hồi tích cực của người dân. Giảm thuế GTGT góp phần giảm giá thành sản phẩm, từ đó kích thích sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, giảm nguy cơ tăng lạm phát.
Bộ Y tế cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy SpO2.... tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán bất hợp lý.
Giá xăng dầu trong nước đã tăng lần thứ 5 liên tiếp từ đầu năm. Việc điều tiết và chủ động nguồn cung dài hạn để bình ổn thị trường đã được tính đến.
DNVN - Kể từ 15h ngày 21/2, các mặt hàng xăng, dầu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, mỗi lít xăng RON 95 và E5 RON 92 đều tăng hơn 960 đồng đồng/lít; các loại dầu tăng từ 280 đồng - hơn 960 đồng mỗi lít hoặc kg.
DNVN - Theo Bộ Công Thương, trong quý 1/2022, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam dự kiến nhập khoảng 2.356.000 m3, tấn xăng dầu các loại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo